CÔNG TY VĂN PHƯƠNG CO.LTD

P-L Mô hình và báo cáo hoạt động kinh doanh ngành Spa

Ngày 15/03/2021 07:50
Với rất nhiều những hoạt động và kinh nghiệm hữu ích mà đội ngũ BQT và các thành viên nhóm Hội Chủ Spa Việt Nam chia sẻ đến các chủ Spa và các thành viên trong nhóm. Việc kinh doanh và cân chỉnh phương pháp, kế hoạch trong từng chiến lược theo từng giai đoạn là bài toán nan giải của các vị.

Chính vì thế ngay trong bài viết này, Ngọc Nguyễn - thuộc đội ngũ BQT Hội chủ Spa Việt Nam xin gửi đến bạn 1 số những chia sẻ và kinh nghiệm thực chiến trong ngành để bạn có cái nhìn khách quan và thực tế, hy vọng những kiến thức, kinh nghiệm của Ngọc có thể giúp bạn có những kết quả tốt trong quản lí, vận hành Spa. 
Mục lục (Ẩn / Hiện)
Ma trận dịch vụ trong nghề Spa
Mô hình Ma trận dịch vụ Spa

Livestream tối qua vẫn còn nhiều anh chị chưa kịp ghi chép lại thì hôm nay Ngọc đã soạn lại đầy đủ cho các thím spa đây rồi. Ghi chép cẩn thận như này, chỉ có hành động thôi mà cũng lười thì đừng hỏi tại sao làm mãi không thấy tiền đâu nhé các thím.
 

1. P&L là viết tắt của Profit (Lợi nhuận) $ Loss statement (Thua lỗ)


Bỏ qua hết mấy cái khái niệm chuyên ngành, các thím spa chỉ cần hiểu đơn giản thông qua bảng P&L này, chúng ta sẽ nắm được: 
- Doanh thu của spa là bao nhiêu?
- Đã chi tiêu vào những việc gì?
- Lợi nhuận sau cùng thu về được bao nhiêu?
- Nguyên nhân tăng, giảm doanh thu của spa?
Công thức cần ghim luôn vào não:
Lãi/lỗ = Doanh thu thực = Doanh thu – ( Chi Phí cố định + Chi phí vận hàng + các biến phí khác)

2. BÀI TOÁN THỰC TẾ: Phân tích doanh nghiệp với quy mô nhỏ



Phân tích doanh nghiệp với quy mô nhỏ (Doanh thu dưới 500tr và tổng nhân sự là 5 người). Tại sao càng giảm giá, càng đông khách doanh nghiệp lại lỗ?

Đối với một cơ sở có mức doanh thu là dưới 500tr và có lượt khách trung bình tầm 15 lượt/ ngày, một dịch vụ spa giá trung bình là 300k/1 dịch vụ, Dịch vụ phun thêu trung bình là 800k/1 dịch vụ.
Khi chạy đua với chiến lược về giá thì giảm sâu để làm phễu thu hút khách hàng thì lượt khách trung bình từ 35 tới 50 lượt KH/ ngày và mức giá Spa giảm còn 99k/dịch vụ, Phun thêu trung bình còn 499k/dịch vụ.
Có Chủ spa phân tích rằng em giảm với mức giá đó thì trung bình mỗi ngày em thu được tổng khoảng 15 tới 17 triệu, thì trừ đi 8 triệu chi phí hoa hồng nhân viên và cost sản phẩm e thấy vẫn có lãi nên em vẫn làm nhưng rồi sau vài tháng em vẫn không có tiền. Chia sẻ của một bạn mở spa và không có chạy quảng cáo mà chỉ làm offline là chủ yếu.


Nhìn vào bài toán này thì các bạn thấy như thế nào mà trong khi giờ tới 99% các spa đều đang chạy đua về giá và làm thế nào để vẫn có lại với thị trường bây giờ.
Chúng ta hãy đưa những con số từ đó vào bảng Pl để phân tích chi tiết từng hạng mục để đánh gía chuẩn nhất qua những con số.

Phân tích khi chưa giảm giá
- Doanh thu: 500.000.000/ Tháng 1
+ Doanh thu Spa: 200.000.000 ( 300 lượt KH)
+ Doanh thu Phun thêu: 200.000.000 ( 250 khách hàng)
+ Doanh thu bán sản phẩm: 100.000.000


Chi Phí biến đổi: Bao gồm chi phí Bán hàng (là chi phí hoa hồng dịch vụ trả nhân viên, chi phí cost sản phẩm) và những chi phí biến đổi phát sinh khác.

+ Đối với Cost nhân viên: 32,5 triệu
Nhân viên spa 20.000/ dịch vụ: 6triệu
Nhân viên phun thêu 70.000/ dịch vụ: 17.500.000
Nhân viên bán hàng 2% dịch vụ: 4 triệu
Nhân viên bán sản phẩm 5%: 5 triệu 

+ Đối với cost sản phẩm trung bình của spa với mức giá 35k/1KH: 10.5 triệu
+ Đối với cost dịch vụ phun thêu của mức giá 50k/KH: 12.5 triệu
+ Đối với cost sản phẩm trả nhà cung cấp: 50tr (thường là được ck 50%)
+ Chi phí khấu hao sản phẩm phát sinh 0.1%: 500 nghìn đồng.

Tổng chi phí biến đổi là: 119.500.000 tương đương với 23,9% doanh thu.

Chi phí cố định:
 Chi phí thuê nhà( quy mô nhỏ): 30 triệu
 Chi phí Lương nhân viên ( 1 thu ngân kiêm kế toán, 3 Kỹ thuật viên spa, 2 kỹ thuật phun thêu): 31 triệu đồng
 Chi phí điện: 5 triệu
 Chi phí nước: 500 nghìn
 Chi phí điện thoại, mạng: 2 triệu
 Tổng chi phí cố định: 68,5 triệu tương đương với 13,7%

+ Chi phí cố định khác: 

 Chi phí mua đồ dùng, khác: 5 triệu
 Chi phí khấu hao tài sản, máy móc ( vô hình không nhìn thâý, cái này là hầu như tới 90% các spa không để ý tới): 10 triệu
 Chi phí luật: 1 triệu
 Tổng chi phí khác: 16 triệu tương đương với 3,2%

+ Chi phí MKT:

 Đối với cơ sở MKT onle 0 đồng thì các bạn vẫn mất những chi phí offline tôi chỉ tính trung bình cho các bạn là 5 triệu/ tháng tương đương với 1%
Đối với cơ sở chạy MKT online và có làm ofline thì mức chạy trung bình của những spa đó thuê các bên agency chạy quảng cáo thì trung bình 35 triệu/ tháng tương đương với: 7%.
Vậy tổng chi phí là: 209 triệu tương đương 41,8% cho k chạy MKT và 48,8% cho có chạy MKT trong mức kiểm soát

Vậy lợi nhuận là 52,2%. Đây chính là con số chuẩn lợi nhuận của đúng ngành nghề spa, được gọi là ngành nghề siêu lợi nhuận với mức lợi nhuận trên 50% cho những spa nhỏ lẻ như vậy mới đủ để cho các bạn duy trì, phát triển và tái đầu tư.
Để có được lơị nhuận trên 50% thì tất cả những hạng mục hoa hồng, sản phẩm, MKT ta đều phải xây dựng một định mức quy chuẩn và chỉ được thực hiện trong đúng định mức đó.

Với mức lợi nhuận đó thì chúng ta không phải đơn thuần là được hết số tiền đó, trong số lãi đó thì phải luôn trích ra 30% tương đương với 60tr một tháng  cho việc tái đầu tư, nâng cấp máy móc và bảo trì bảo và những thiên tai dịch bệnh như năm nay như vậy mới là kinh doanh an toàn và duy trì phát triển được.

CŨNG VỚI SPA TRÊN KHI ÁP DỤNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢM GIÁ: Giá ưu đãi spa còn 99k, Phun thêu còn 399k, sản phẩm giảm 20% thì lượng KH tăng gấp đôi, nhưng doanh thu 500tr/ tháng
Phân tích khi giảm giá
- Doanh thu: 500.000.000/ Tháng 1
+ Doanh thu Spa: 200.000.000 ( 1.500 lượt KH)
+ Doanh thu Phun thêu: 200.000.000 ( 500 khách hàng)
+ Doanh thu bán sản phẩm: 100.000.000
- Chi Phí biến đổi
P&L trong Spa
Ứng dụng P&L trong Spa 

+ Đối với Cost hoa hồng dịch vụ nhân viên: 74 triệu
Nhân viên spa 20.000/ dịch vụ: 30 triệu
Nhân viên phun thêu 70.000/ dịch vụ: 35.000.000
Nhân viên bán hàng 2% dịch vụ: 4 triệu
Nhân viên bán sản phẩm 5%: 5 triệu 

+ Đối với Cost sản phẩm dịch vụ: 137,5tr
Cost sản phẩm trung bình của spa với mức giá 35k/1KH: 52.5 triệu
Cost dịch vụ phun thêu của mức giá 50k/KH: 25 triệu
Cost sản phẩm trả nhà cung cấp : 60tr ( thường là được ck 50%)

+ Chi phí khấu hao sản phẩm phát sinh 0.2%: 1triệu
+ Chi phí nhân sự tăng ca làm dịch vụ 20% lương cứng: 6,2triệu
+ Chi phí tiêu hao máy móc tăng gấp đôi từ 1 tr lên 2tr
Tổng chi phí biến đổi: 275.5 triệu tương đường 55,1%
Vẫn với chi phí cố định hàng tháng là: 84,5 triệu tương đương: 16,9%
Tổng chi phí vận hàng là: 360tr tương đường với 72% doanh thu, lợi nhuận còn 140tr.


Đối với spa MKT 0 đồng cho chạy online thôi còn các chủ spa đều quên đi những chi phí cho việc tham gia các chương trình workshop, các hiệp hội để làm hình ảnh thương hiệu cá nhân, có bao giờ các bạn tính chi phí đó vào chi phí vận hành và đó là những chi phí ngầm, đấy mới là vấn đề đông khách, tưởng có lãi mà không có lãi. 

Đối với spa có sử dụng thuê bên agency làm hình ảnh để chạy quảng cáo trên FB, google, zalo thì chi phí thấp nhất cũng phải tầm 30tr/1 tháng thì lợi nhuận chỉ còn 22%
Với con số 22% lợi nhuận chỉ còn 110tr thì trừ đi những chi phí ngầm liệt kê trên thì các bạn còn bao nhiêu khi đó, khi sảy ra các thiên tai như dịch bệnh khách giảm  thì các bạn sẽ lấy vốn dự phòng ở đâu để trang trải thời gian đó hay phải đóng cửa. Đó là hậu quả của việc chạy theo giá mà không có chính sách tài chính rõ ràng, không có tài khoản dự phòng rủi ro.

Qua đấy việc xây dựng bảng PL phải dựa trên sự tổng hợp hoạt động kinh doanh của bạn ít nhất từ 6 tháng tới 1 năm để xây dựng lại các tỷ trọng về chi phí để đảm bảo mức lợi nhuận thấp nhất là trên 35% thì doanh nghiệp của bạn mới duy trì được ở thị trường cạnh tranh này.
 Các spa nhỏ lẻ các bạn đầu tư máy móc hàng trôi nổi giá rẻ thì ngược lại rất nhanh hỏng và phải thay thế sửa mới liên tục, đào tạo nhân viên công nghệ mới để chạy đua với thị trường thì việc quan trong  là việc phân chia xây dựng các quỹ tiền để việc chi tiền có kiểm soát (như quỹ đào tạo, quỹ khen thưởng, quỹ tái đầu tư, quỹ rủi ro), các bạn mốn biết rõ việc phân chia quỹ theo tỷ lệ nào hợp lý thì mình hãy học để lên 1 bảng Pl chuẩn ( Chi phí cố định bn % là hợp lý, chi phí Biến đổi như nào hợp lý) và dựa vào đặc thù của vùng, của cơ sở mình sẽ chỉ cho các bạn nên để các quỹ ở mức nào cho hợp lý.

3. Một số phần mềm quản lý Spa tốt và hiệu quả

Dưới đây là 1 số phần mềm được sử dụng trong Spa nhiều với những công dụng tuyệt vời của các phần mềm chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những hiệu quả về quản lý và phân công công việc nhất.

- Phần mềm Halozend CRM.
- CRMVIET.
- Phần mềm genCRM.
Cái này Ngọc sẽ chia sẻ 1 bài riêng để các anh chị nắm rõ hơn về các phần mềm nói trên nhé.

Theo: Ngọc Nguyễn - BQT Hội Chủ Spa Việt Nam. 
 
Chủ đề:

Tin liên quan

Xử Lý Tai Biến Khi Tiêm Meso

Bài viết dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của Bác sĩ Tiến, mọi người tham khảo nhé!

Tiêm Meso Và Lăn Kim - Lựa Chọn Kỹ Thuật Cho Từng Trường Hợp Cụ Thể

Bài viết dựa trên kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm của Bác sĩ Tiến, mọi người có thể tham khảo, ...

Điều Trị Lỗ Chân Lông To

Chủ đề rất quen thuộc dành cho các các chủ spa lẫn khách hàng tuy nhiên không phải ai cũng tìm ...

3 Cách Giải Cơ Theo Từng Cơ Thể

Giải cơ là bước cực kỳ quan trọng để vùng cơ đang đau co cứng được mềm mại và vùng đau ...

Trình Tự Xử Lý Các Vấn Đề Trên Da

Rất rất nhiều bạn chủ Spa hay khách hàng nhắn tin cho Bác sĩ Tiến với mong muốn điều trị thâm, ...

Quy Trình Sừng Hóa Và Sự Ảnh Hưởng Của Chu Kỳ Tái Tạo Đối Với Vẻ Đẹp Của Làn Da

Có bao giờ các bạn đặt ra những câu hỏi như: • Tại sao da có mụn? • Tại sao da sần sui ...

Tẩy Da Chết Sinh Học Bằng Enzyme

Tuy không "nổi đình nổi đám" như tẩy tế bào chết cơ học hay hóa học, nhưng tẩy da chết sinh ...

Cấu Trúc Da

Cấu trúc da là phần quan trọng nhất khi các bạn bước chân vào ngành Da liễu thẩm mỹ! Nhưng, lại được ...
ĐÓNG GÓP NỘI DUNG
Hi vọng sẽ nhận được nhiều đóng góp và tâm sự từ quý độc giả
Số 38 Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội
Mở cửa:
8:00 - 22:00 mỗi ngày
Hotline: 0963 384 325 - 0382366366
[email protected]
Đại diện BQT Hội Chủ Spa Việt Nam: Trần Anh Phương