CÔNG TY VĂN PHƯƠNG CO.LTD

Quy Trình Sừng Hóa Và Sự Ảnh Hưởng Của Chu Kỳ Tái Tạo Đối Với Vẻ Đẹp Của Làn Da

Ngày 26/03/2022 22:59
Có bao giờ các bạn đặt ra những câu hỏi như:

• Tại sao da có mụn?
• Tại sao da sần sui không đều mầu?
• Tại sao bôi kem mãi mà da không trắng?
• Tại sao sử dụng nhiều sản phẩm đắt tiền vẫn không hiệu quá?

Tất cả những câu hỏi này được đặt ra là do chúng ta chưa hiểu rõ về quá trình sừng hóa da, để có thể tự biết cách chăm sóc da một cách tốt nhất và hiệu quả nhất.
Vậy thì hôm nay hãy cùng Nhung tìm hiểu xem cấu tạo làn da và quá trình sừng hóa da diễn ra như thế nào để biết mình cần làm gì và làm như thế nào để có 1 làn da khỏe mạnh và mịn màng nhé.
Mục lục (Ẩn / Hiện)

1. CẤU TRÚC DA

Đầu tiên chúng ta sẽ nhắc lại 1 phần kiến thức cũ nhưng khá quan trọng khi tìm hiểu về da. Đó là cấu trúc da 3 lớp bao gồm: Biểu bì, Trung bì và Hạ bì.
 
Cấu trúc của da
Cấu trúc của da
 

1.1. Biểu Bì.

- Là lớp bên ngoài bao phủ toàn bộ cơ thể
- Có độ dày trung bình khoảng 0.2mm (tùy từng vùng độ dày mỏng sẽ có sự khác nhau)
- Trong lớp biểu bì lại có 4 lớp chính: Lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp sừng.
- Đây là nơi quá trình sừng hóa được diễn ra xuyên suốt từ lớp đáy đến lớp sừng.
- Lớp sừng là lớp ngoài cùng của biểu bì và là nơi cuối cùng xảy ra quá trình sừng hóa da.Ở đây các tế bào phân giải một phần để tạo nên các hợp chất bảo vệ da, 1 phần không sử dụng hết sẽ tự động bong ra khỏi bề mặt da.

1.2. Trung Bì.

- Nằm nay bên dưới lớp đáy của biểu bì
- Dày hơn biểu bì từ 15-40 lần
- Chứa các cơ quan: tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, sợi collagen, elastin, dây thần kinh, mạch máu
- Do vậy, đây là lớp ảnh hưởng đến tình trang mụn, tình trạng lão hóa cũng như khả năng giữ ẩm của da.

1.3. Hạ Bì.

- Nằm dưới lớp trung bì
- Còn được gọi là mô mỡ dưới da.
- Có chức năng như 1 tấm chắn bảo vệ cơ bắp và các cơ quan bên trong đồng thời giữ ấm cơ thể.

2. QUÁ TRÌNH SỪNG HÓA DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?

- Như đã nói ở trên, quá trình sừng hóa được diễn ra ở lớp biểu bì. Bắt đầu từ lớp đáy, các tế bào sản sinh ra tế bào mới, phát triển dần dần rồi di chuyển lên lớp sừng, cuối cùng tróc khỏi da.
 
Quá trình sừng hóa diễn ra theo chu kỳ khoảng 28 ngày
Quá trình sừng hóa diễn ra theo chu kỳ khoảng 28 ngày
 
- Tổng thời gian cho quá trình này là khoảng 28 ngày, trong đó: mất 14 ngày để các tế bào từ lớp đáy lên lớp sừng và 14 ngày tiếp theo bong tróc ra khỏi da. Chúng ta gọi đây là quá trình sừng hóa bình thường.

- Quá trình sừng hóa sẽ thay đổi hoặc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố do tự nhiên và do bị tác động. Ví dụ:
-> Tự nhiên: bẩm sinh, tuổi tác.
-> Tác động: Sử dụng xà bông gây khô da, Lạm dụng hoặc bỏ qua việc tẩy tế bào chết, Sử dụng liệu pháp dưỡng da quá mạnh bạo, Chọn mỹ phẩm dưỡng da chất lượng kém, gây khô da không cần thiết.

 
Chu kỳ tái tạo da tự nhiên ở từng độ tuổi
Chu kỳ tái tạo da tự nhiên ở từng độ tuổi
 
- Chu kỳ kéo dài 28 ngày thường là đối với làn da của những người trong độ tuổi 20. Nhưng ngay cả những người trẻ thì cũng có thể mắc phải tình trạng rối loạn tái tạo da, bên cạnh đó chu kỳ tái tạo da sẽ có xu hướng chậm dần nếu tuổi tác tăng lên. Đối với những người trong độ tuổi 30-40, quá trình này có thể mất đến hơn 40 ngày.
 
Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sừng hóa da
Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sừng hóa da
 
- Quá trình sừng hóa chia là 2 dạng: Quá trình sừng hóa bình thường và Quá trình sừng hóa bất thường.
 
2 dạng sừng hóa da
2 dạng sừng hóa da

2.1. Quá trình sừng hóa bình thường:

- Quá trình sừng hóa bình thường (diễn ra đúng 28 ngày): lợi các chất dinh dưỡng và oxy từ các mạch máu trong chân bì sẽ được cung cấp đầy đủ, các phân tử nước, NMF( thành phần hoạt động bảo vệ các phân tử nước) sẽ có vai trò giúp cho quá trình tạo ra các tế bào lipit nội bào được sản sinh ở biểu bì có vai trò rào cản bảo vệ da khỏi các tác nhân bên ngoài được diễn ra thuận lợi.

2.2. Quá trình sừng hóa bất thường:

Đâu được coi là quá trình hóa bất thường?

- Có 2 trường hợp xảy ra là: Hiện tượng sừng hóa quá độ và Hiện tượng sừng hóa không hoàn toàn.
 
Quá trình sừng hóa bất thường xảy ra 2 trường hợp
Quá trình sừng hóa bất thường xảy ra 2 trường hợp
 
Hiện tượng sừng hóa quá độ:
- Hiện tượng sừng hóa quá độ là quá trình sừng hóa diễn ra chậm, lớp sừng không tróc ra được hoặc mất nhiều hơn 14 ngày để được tróc ra và tích tụ lại thành 1 lớp dày gây bít tắc khiến khả năng thẩm thấu dưỡng chất chậm chạp và gây nên tình trạng mụn bít tắc lỗ chân lông (sinh ra mụn ẩn dưới da).

Hiện tượng sừng hóa không hoàn toàn:
- Hiện tượng sừng hóa không hoàn toàn là quá trình sừng hóa diễn ra nhanh, lớp sừng hình thành không đầy đủ, khiến khả năng giữ ẩm tự nhiên của da bị giảm dần, dẫn đến da khô ráp, mỏng đỏ, yếu ớt và giảm sức đề kháng.

3. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC RỐI LOẠN CHU KỲ TÁI TẠO DA( SỪNG HÓA BẤT THƯỜNG)

- Nếu chức năng rào cản bảo vệ da bị hạ thấp do các tế bào sừng chưa thành thục, da sẽ dễ bị tác động bởi các yếu tố như ma sát, khô da, tía cực tím mạnh. Tuy nhiên, việc giảm chức năng rào cản bảo vệ da lại được kích hoạt chức năng bảo vệ và khôi phục của da. Việc tạo ra các tế bào biểu bì một cách vội vàng dần dần khiến quá trình tái tạo da bị rối loạn và tao ra một vòng lặp xấu

3.1. Những ảnh hưởng đến từ quá trình sừng hóa quá độ

Những ảnh hưởng đến từ quá trình sừng hóa quá độ
Những ảnh hưởng đến từ quá trình sừng hóa quá độ
 
A. Mụn và lỗ chân lông:
- Vốn dĩ lớp sừng bong tróc trên da sẽ trở nên cứng lại. Và khi quá trình tái tạo da bị rối loạn sẽ dẫn đến tình trạng như trên khiến lỗ chân lông bị tắt nghẽn, gây trở ngại cho bài tiết bã nhờn. Lúc này bã nhờn trở thành nguồn dinh dưỡng lớn cho vi khuẩn gây mụn phát triển. Chính sự sinh sôi của vi khuẩn là nguyên nhân của mụn trứng cá.

- Các tế bào sừng già cỗi còn trên da kết hợp với bã nhờn sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông khiến xuất hiện mụn đầu đen. Bên cạnh đó, khi chức năng rào bảo vệ da suy yếu khiến da bị thiếu hụt lượng nước, ảnh hưởng xấu đến sự co giãn của lỗ chân lông. Thoạt nhìn có vẻ không liên quan nhưng giãn nở lỗ chân lông cũng liên quan rất lớn đến sự rối loạn quá trình tái tạo da.
 
B. Sự hấp thụ hoạt chất qua da:
Nhìn chung chỉ có một vài con đường để một thành phần có thể thâm nhập vào biểu bì, bao gồm:
- Sự thẩm thấu xuyên qua tế bào (nội bào) qua các tế bào corneocytes của lớp sừng (transcellular)
- Sự thẩm thấu qua các khoảng gian bào của lớp sừng (intercellular)
- Sự thâm nhập thông qua các nang lông, tuyến bã nhờn hoặc tuyến mồ hôi (Tranascellular

=> Để có thể thẩm thấu vào sâu bên trong da, các hoạt chất đều phải vượt qua lớp sừng đâu tiên, phần còn lại sẽ nằm lại trên bề mặt da và bay hơi ngay sau đó. Vậy nên, lớp sừng càng dày, càng khỏe thì khả năng thẩm thấu hoạt chất càng kém. Điều đó đồng nghĩa da sẽ không thể nào nhận đủ dưỡng chất từ các sản phẩm mà chúng ta muốn cung cấp cho da.

C. Da nám sạm, không đều màu:
- Nếu như quá trình tái tạo da diễn ra bình thường, các sắc tố melanin cũng dần dần được đẩy lên bề mặt da và loại bỏ cùng với lớp tế bào sừng già cỗi. Nhưng một khi quá trình tái tạo da bị rối loạn thì melanin cũng bị đình trệ theo. Một khi quá trình đào thải không diễn ra thuận lợi nó tất nhiên trở thành nguyên nhân của nám da, xỉn màu da và da không đều màu.
 
Những vấn đề gặp phải khi sở hữu làn da thừa sừng
Những vấn đề gặp phải khi sở hữu làn da thừa sừng
 

3.2. Những ảnh hưởng đến từ quá trình sừng hóa không hoàn toàn.

Những ảnh hưởng đến từ quá trình sừng hóa không hoàn toàn
Những ảnh hưởng đến từ quá trình sừng hóa không hoàn toàn
 
- Chúng ta hay nghĩ lớp biểu bì là lớp ngoài cùng tuy nhiên trên bề mặt lớp biểu bì có một lớp màng bao bọc nữa, đó chính là lớp Hydro lipid.
- Lớp màng này cấu tạo từ tế bào sừng, nước và 3 loại lipid khác nhau (cholesterol, gốc acid béo tự do và ceramides, đây là một hỗn hợp như chất vữa mềm mại tạo nên một bức tường bảo vệ các yếu tố dưới da như: độ ẩm, collagen... đồng thời ngăn không cho các yếu tố từ bên ngoài như sự xâm nhập của vi khuẩn, ô nhiễm… gây hại đến da.

- Quá trình sừng hóa không hoàn toàn đồng nghĩa với việc ảnh hưởng trực tiếp đến lớp màng bảo vệ da Hydro Lipid .Khi lớp màng bảo vệ bị suy yếu hiện tượng đầu tiên là da sẽ trở nên khô ráp do mất đi độ ẩm, dễ bị vi khuẩn tấn công từ đó gây mụn trứng cá, lỗ chân lông to. Nếu tình trạng kéo dài các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, chảy xệ sẽ nhanh chóng kéo đến.
 
Những hệ lụy của làn da thiếu sừng
Những hệ lụy của làn da thiếu sừng

A. Da mất khả năng giữ nước và trở nên khô ráp:
- Da mất nước không có nghĩa là da thiếu độ ẩm. Mà do khả năng lưu giữ nước của da kém. Nguyên nhân chính làm da mất đi khả năng giữ nước là lớp lipid biểu bì (lớp màng Hydrolipid) bị hư hỏng và giảm khả năng lưu trữ nước.

- Khi da mất đi khả năng giữ ẩm, giữ nước bởi các tác nhân bên ngoài và cả bên trong cơ thể, lúc đó da có các biểu hiện dễ dàng nhận thấy: Da bong tróc - lên vảy - sần sùi và không bóng mượt, nứt nẻ - chảy máu, da có màu xám xịt - ốm yếu - mệt mỏi, xuất hiện mụn, da bắt đầu đổ dầu, da trở nên dễ kích ứng

B. Xuất hiện nếp nhăn:
- Rối loạn quá trình tái tạo da làm yếu đi khả năng rào cản bảo vệ của da. Nếu như chức năng này thật sự bị yếu đi, lượng nước trong da sẽ dễ dàng bị bốc hơi. Khô da khiến các nếp nhăn hình thành từng chút một, khô da mãn tính thậm chí còn khiến da bị mất đi độ đàn hồi và trở thành nguyên nhân của các nếp nhăn

C. Da dễ gặp kích ứng, trở nên nhạy cảm:
 
Lớp màng Hydro Lipid hư tổn làm da mất đi tấm khiên bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài
Lớp màng Hydro Lipid hư tổn làm da mất đi tấm khiên bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài
 
- Các chức năng của lớp màng hydrolipid là giữ ẩm, bảo vệ da khỏi vi khuẩn gây hại và chống lão hóa da từ các gốc tự do.

- Khi lớp màng bảo vệ da này bị tổn thương, bạn dễ thấy làn da trở nên sần sùi, mất nước và mau khô. Nó còn khiến làn da dễ bị kích ứng, biến hóa thành da nhạy cảm. Các triệu chứng đi kèm là nổi mụn, chàm eczema, bệnh đỏ mặt rosacea… Thậm chí là ngứa ngáy, bong tróc da và mẩn đỏ.

D. Mụn:
- Lớp màng hư tổn và tạo ra những kẽ hở tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong da đồng thời khả năng giữ nước trên da yếu từ đó gây ra tình trạng mụn trứng cá.

E. Sạm da:
Màng bảo vệ da yếu ớt cũng khiến cho tia UV dễ dàng xâm nhập vào da và gây nên tình trạng.
 
*****

Bài viết cũng khá dài rồi, hôm nay đến đây thôi. Ở phần sau Nhung sẽ lên bài về các phương pháp xử lý da sừng hóa bất thường và cá sản phẩm ứng dụng nhé! Mọi người thấy hay hãy comment xuống dưới cho Nhung có động lực chia sẻ các bài viết hay nha. Cám ơn mọi người đã đọc bài viết!


>>>Xem thêm: Điều Trị Nám Bằng Lá Trầu Không, Lá Tía Tô

Cre: Nhung Nhít - Thành viên Hội Chủ Spa Việt Nam
 
Chủ đề: Quy Trình Sừng Hóa Và Sự Ảnh Hưởng Của Chu Kỳ Tái Tạo Đối Với Vẻ Đẹp Của Làn Da Nhung Nhít

Tin liên quan

Xử Lý Tai Biến Khi Tiêm Meso

Bài viết dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của Bác sĩ Tiến, mọi người tham khảo nhé!

Tiêm Meso Và Lăn Kim - Lựa Chọn Kỹ Thuật Cho Từng Trường Hợp Cụ Thể

Bài viết dựa trên kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm của Bác sĩ Tiến, mọi người có thể tham khảo, ...

Điều Trị Lỗ Chân Lông To

Chủ đề rất quen thuộc dành cho các các chủ spa lẫn khách hàng tuy nhiên không phải ai cũng tìm ...

3 Cách Giải Cơ Theo Từng Cơ Thể

Giải cơ là bước cực kỳ quan trọng để vùng cơ đang đau co cứng được mềm mại và vùng đau ...

Trình Tự Xử Lý Các Vấn Đề Trên Da

Rất rất nhiều bạn chủ Spa hay khách hàng nhắn tin cho Bác sĩ Tiến với mong muốn điều trị thâm, ...

Tẩy Da Chết Sinh Học Bằng Enzyme

Tuy không "nổi đình nổi đám" như tẩy tế bào chết cơ học hay hóa học, nhưng tẩy da chết sinh ...

Cấu Trúc Da

Cấu trúc da là phần quan trọng nhất khi các bạn bước chân vào ngành Da liễu thẩm mỹ! Nhưng, lại được ...

Điểm Cuối Lâm Sàng - END POIN

Điểm cuối lâm sàng End Poin là như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết mình chia sẻ ...
ĐÓNG GÓP NỘI DUNG
Hi vọng sẽ nhận được nhiều đóng góp và tâm sự từ quý độc giả
Số 38 Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội
Mở cửa:
8:00 - 22:00 mỗi ngày
Hotline: 0963 384 325 - 0382366366
[email protected]
Đại diện BQT Hội Chủ Spa Việt Nam: Trần Anh Phương