Kinh Nghiệm Kinh Doanh Spa
Ngày 24/02/2021 08:23
Mở được một cơ sở kinh doanh spa đã không phải chuyện dễ dàng. Nhưng làm sao để spa hoạt động hiệu quả và bền vững còn là bài toán khó hơn nữa. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm kinh doanh spa của bạn. Hôm nay, Hội Chủ Spa Việt Nam sẽ mách bạn một vài bí quyết để hoàn thiện kĩ năng này.
Mục lục (Hiện)
Kinh nghiệm kinh doanh spa cụ thể gồm những việc gì?
Đây là thắc mắc chung của rất nhiều người. Nếu kể ra từng việc lặt vặt mà người quản lý spa cần làm thì sẽ rất mất thời gian. Tuy nhiên, nhìn chung có một số đầu việc bạn nhất thiết phải làm để đưa spa vào hoạt động trơn tru:
Kinh nghiệm quản lý nhân sự
Nhân sự luôn là lực lượng nòng cốt của mỗi doanh nghiệp và spa cũng không ngoại lệ. Trước tiên, bạn cần đảm bảo nguồn nhân sự đầu vào cho spa. Không chỉ số lượng mà chất lượng mới là yếu tố quan trọng hơn cả. Thông thường ở một spa cần có những nhân sự sau:
Kĩ thuật viên: Những người trực tiếp chăm sóc khách hàng. Đây chính là đội ngũ có tầm ảnh hưởng nhất tới trải nghiệm của khách.
Nhân viên tư vấn, telesales: Khả năng giao tiếp và thuyết phục của những nhân viên này sẽ quyết định số lượng khách hàng và doanh thu mà spa của bạn có được.
Nhân viên hành chính, kế toán: Tuy không trực tiếp làm việc với khách hàng nhưng vai trò của những nhân sự này là không thể thiếu. Họ là lực lượng kiểm soát mọi hoạt động tại spa.
Nhân viên marketing: Đây chính là bộ phận giúp spa của bạn quảng bá tên tuổi, mở rộng đối tượng khách hàng.
kinh nghiệm kinh doanh
Kinh nghiệm quản lý chất lượng
Bạn cần hiểu rằng “chất lượng” là một từ nghe chung chung nhưng bao gồm rất nhiều chi tiết nhỏ. Quản lý chất lượng nghĩa là đảm bảo mọi khâu tại spa đều đang hoạt động tốt và dịch vụ mang tới cho khách hàng thật hoàn hảo. Để thực hiện được điều này, bạn luôn phải để tâm tới các yếu tố như:
Kiểm tra thiết bị, máy móc xem có hỏng hóc ở đâu không và sửa chữa kịp thời.
Xem xét lại không gian spa, menu dịch vụ xem đã đầy đủ và hấp dẫn chưa.
Cân nhắc những chương trình marketing, quảng cáo đang và sắp thực hiện.
Kiểm soát chất lượng dịch vụ, cảm xúc và mức độ hài lòng của khách hàng.
Đưa ra những ý tưởng để cải tiến quy trình làm việc, đào tạo nhân viên…
Kinh nghiệm quản lý
Kinh nghiệm quản lý tài chính
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng có khả năng thua lỗ, thậm chí sụp đổ nếu không kiểm soát tốt tài chính. Là một người quản lý, bạn cần làm việc chặt chẽ với bộ phận kho, kế toán để nắm bắt tình hình và đưa ra những thay đổi kịp thời.
Những bí quyết để quản lý spa hiệu quả
Kinh nghiệm kinh doanh spa yêu cầu rất nhiều kĩ năng quản lý . Dưới đây là một vài bí quyết Blue Sea tổng hợp được từ những người đi trước dành tặng bạn:
Hiểu tường tận về spa mình đang quản lý.
Hơn ai hết, bạn phải là người hiểu rõ nhất về mọi ngóc ngách của spa. Ưu điểm thế nào, hạn chế ra sao? Đâu là đối tượng khách hàng tiềm năng? Đâu là dịch vụ dễ thu hút khách nhất từ lần đầu tiên? Đâu là nhân viên có triển vọng và đáng tin cậy nhất? Đó là những câu hỏi bạn cần tự đặt ra để nắm được mọi thông tin cần thiết.
Nắm vững kiến thức chuyên môn.
Để có thể quản lý và khiến nhân viên tâm phục khẩu phục, bạn cũng cần nắm vững kiến thức chuyên môn. Bạn không thể kiểm soát tốt chất lượng nếu không có kiến thức nền tảng. Dưới đây là những kiến thức căn bản bạn cần tự trang bị cho mình:
Kiến thức liên quan đến kĩ năng, kĩ thuật: Chăm sóc da căn bản và nâng cao, trị liệu cho các làn da gặp vấn đề, massage, phun xăm…
Kiến thức liên quan đến dinh dưỡng và khoa học: Để xem xét thành phần của mỹ phẩm, tư vấn khách hàng trong và sau khi chăm sóc.
Kiến thức liên quan đến máy móc thiết bị và sản phẩm: Cách thức sử dụng, công năng ra sao, những tác dụng phụ có thể xảy ra là những điều bạn cần hiểu biết và ghi nhớ.
Kinh nghiệm kiểm soát
Lập kế hoạch và quy trình chi tiết
Hãy nhớ rằng kế hoạch càng chi tiết, bạn sẽ càng thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện. Một số quy trình bạn cần xây dựng thật tỉ mỉ:
Kế hoạch phát triển theo năm, quý, tháng.
Quy trình từng dịch vụ
Quy trình đánh giá KPI cho nhân viên
Chính sách chăm sóc khách hàng
Chính sách thưởng, phạt cho nhân viên
…
Thường xuyên giám sát và đánh giá
Giám sát và đánh giá sẽ giúp bạn đúc rút ra những điểm mạnh và điểm yếu tại spa. Đồng thời, bạn cũng sẽ kịp thời đưa ra những điều chỉnh phù hợp.
Giả sử, nếu mỗi tuần bạn đều đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên, bạn sẽ nhận thấy ai là người làm việc năng suất để khen thưởng, ai còn lơ là cần chấn chỉnh. Nếu giám sát sát sao quá trình chăm sóc khách hàng, bạn sẽ tìm hiểu được nguyên nhân khách không quay lại. Việc giám sát kĩ lưỡng và đánh giá định kỳ sẽ giúp kế hoạch của spa luôn đi đúng hướng.
giám sát
Ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản lý spa
Trong thời đại hiện nay, vô vàn công nghệ xuất hiện giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và sức lực. Đáp ứng nhu cầu của các spa, đã có rất nhiều phần mềm quản lý spa xuất hiện cho bạn lựa chọn. Những phần mềm này sẽ giúp bạn:
Theo dõi lịch hẹn với khách hàng
Phân loại thông tin khách hàng
Kiểm soát doanh thu
Quản lý nhân viên từ xa
Quản lý các chi nhánh…
Dưới đây là một số phần mềm quản lý spa thông dụng bạn có thể tham khảo:
KiotViet
Salon Hero
VTTech
…
Chủ đề:
Đây là thắc mắc chung của rất nhiều người. Nếu kể ra từng việc lặt vặt mà người quản lý spa cần làm thì sẽ rất mất thời gian. Tuy nhiên, nhìn chung có một số đầu việc bạn nhất thiết phải làm để đưa spa vào hoạt động trơn tru:
Kinh nghiệm quản lý nhân sự
Nhân sự luôn là lực lượng nòng cốt của mỗi doanh nghiệp và spa cũng không ngoại lệ. Trước tiên, bạn cần đảm bảo nguồn nhân sự đầu vào cho spa. Không chỉ số lượng mà chất lượng mới là yếu tố quan trọng hơn cả. Thông thường ở một spa cần có những nhân sự sau:
Kĩ thuật viên: Những người trực tiếp chăm sóc khách hàng. Đây chính là đội ngũ có tầm ảnh hưởng nhất tới trải nghiệm của khách.
Nhân viên tư vấn, telesales: Khả năng giao tiếp và thuyết phục của những nhân viên này sẽ quyết định số lượng khách hàng và doanh thu mà spa của bạn có được.
Nhân viên hành chính, kế toán: Tuy không trực tiếp làm việc với khách hàng nhưng vai trò của những nhân sự này là không thể thiếu. Họ là lực lượng kiểm soát mọi hoạt động tại spa.
Nhân viên marketing: Đây chính là bộ phận giúp spa của bạn quảng bá tên tuổi, mở rộng đối tượng khách hàng.
kinh nghiệm kinh doanh
Kinh nghiệm quản lý chất lượng
Bạn cần hiểu rằng “chất lượng” là một từ nghe chung chung nhưng bao gồm rất nhiều chi tiết nhỏ. Quản lý chất lượng nghĩa là đảm bảo mọi khâu tại spa đều đang hoạt động tốt và dịch vụ mang tới cho khách hàng thật hoàn hảo. Để thực hiện được điều này, bạn luôn phải để tâm tới các yếu tố như:
Kiểm tra thiết bị, máy móc xem có hỏng hóc ở đâu không và sửa chữa kịp thời.
Xem xét lại không gian spa, menu dịch vụ xem đã đầy đủ và hấp dẫn chưa.
Cân nhắc những chương trình marketing, quảng cáo đang và sắp thực hiện.
Kiểm soát chất lượng dịch vụ, cảm xúc và mức độ hài lòng của khách hàng.
Đưa ra những ý tưởng để cải tiến quy trình làm việc, đào tạo nhân viên…
Kinh nghiệm quản lý
Kinh nghiệm quản lý tài chính
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng có khả năng thua lỗ, thậm chí sụp đổ nếu không kiểm soát tốt tài chính. Là một người quản lý, bạn cần làm việc chặt chẽ với bộ phận kho, kế toán để nắm bắt tình hình và đưa ra những thay đổi kịp thời.
Những bí quyết để quản lý spa hiệu quả
Kinh nghiệm kinh doanh spa yêu cầu rất nhiều kĩ năng quản lý . Dưới đây là một vài bí quyết Blue Sea tổng hợp được từ những người đi trước dành tặng bạn:
Hiểu tường tận về spa mình đang quản lý.
Hơn ai hết, bạn phải là người hiểu rõ nhất về mọi ngóc ngách của spa. Ưu điểm thế nào, hạn chế ra sao? Đâu là đối tượng khách hàng tiềm năng? Đâu là dịch vụ dễ thu hút khách nhất từ lần đầu tiên? Đâu là nhân viên có triển vọng và đáng tin cậy nhất? Đó là những câu hỏi bạn cần tự đặt ra để nắm được mọi thông tin cần thiết.
Nắm vững kiến thức chuyên môn.
Để có thể quản lý và khiến nhân viên tâm phục khẩu phục, bạn cũng cần nắm vững kiến thức chuyên môn. Bạn không thể kiểm soát tốt chất lượng nếu không có kiến thức nền tảng. Dưới đây là những kiến thức căn bản bạn cần tự trang bị cho mình:
Kiến thức liên quan đến kĩ năng, kĩ thuật: Chăm sóc da căn bản và nâng cao, trị liệu cho các làn da gặp vấn đề, massage, phun xăm…
Kiến thức liên quan đến dinh dưỡng và khoa học: Để xem xét thành phần của mỹ phẩm, tư vấn khách hàng trong và sau khi chăm sóc.
Kiến thức liên quan đến máy móc thiết bị và sản phẩm: Cách thức sử dụng, công năng ra sao, những tác dụng phụ có thể xảy ra là những điều bạn cần hiểu biết và ghi nhớ.
Kinh nghiệm kiểm soát
Lập kế hoạch và quy trình chi tiết
Hãy nhớ rằng kế hoạch càng chi tiết, bạn sẽ càng thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện. Một số quy trình bạn cần xây dựng thật tỉ mỉ:
Kế hoạch phát triển theo năm, quý, tháng.
Quy trình từng dịch vụ
Quy trình đánh giá KPI cho nhân viên
Chính sách chăm sóc khách hàng
Chính sách thưởng, phạt cho nhân viên
…
Thường xuyên giám sát và đánh giá
Giám sát và đánh giá sẽ giúp bạn đúc rút ra những điểm mạnh và điểm yếu tại spa. Đồng thời, bạn cũng sẽ kịp thời đưa ra những điều chỉnh phù hợp.
Giả sử, nếu mỗi tuần bạn đều đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên, bạn sẽ nhận thấy ai là người làm việc năng suất để khen thưởng, ai còn lơ là cần chấn chỉnh. Nếu giám sát sát sao quá trình chăm sóc khách hàng, bạn sẽ tìm hiểu được nguyên nhân khách không quay lại. Việc giám sát kĩ lưỡng và đánh giá định kỳ sẽ giúp kế hoạch của spa luôn đi đúng hướng.
giám sát
Ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản lý spa
Trong thời đại hiện nay, vô vàn công nghệ xuất hiện giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và sức lực. Đáp ứng nhu cầu của các spa, đã có rất nhiều phần mềm quản lý spa xuất hiện cho bạn lựa chọn. Những phần mềm này sẽ giúp bạn:
Theo dõi lịch hẹn với khách hàng
Phân loại thông tin khách hàng
Kiểm soát doanh thu
Quản lý nhân viên từ xa
Quản lý các chi nhánh…
Dưới đây là một số phần mềm quản lý spa thông dụng bạn có thể tham khảo:
KiotViet
Salon Hero
VTTech
…
Tin liên quan
Zoom Online - Sự Thật Về Hoạt Chất Và Dược Mỹ Phẩm
Có hàng ngàn SỰ HIỂU LẦM VỀ HOẠT CHẤT bấy lâu nay, chúng ta chỉ đc tiếp nhận thông tin dưới ...
[ FREE ] Lịch Đào Tạo - Hội Chủ Spa Việt Nam
Với mong muốn mang lại sân chơi hữu ích cũng như góp phần trau dồi kiến thức, kinh nghiệm cho các ...
Những điều bắt buộc phải học cho người chuẩn bị mở Spa
Khi đào tạo học viên Quy có hỏi các bạn ấy là: “em học nghề mục tiêu để làm gì?”. Có ...
Cách xây dựng - triển khai 1 kế hoạch offline hiệu quả
Ở bài viết trước thì Phương đã nêu ra các chương trình hay được sử dụng cho khuyến mại/ khai trương/ ...
Chiến Dịch Marketing hàng ngày cho Spa
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn đã ủng hộ bài viết trước của ...
Đừng phí tiền cho mấy tờ chứng chỉ liên quan đến tiêm truyền
Nếu bạn nghĩ rằng với cái "CHỨNG CHỈ TIÊM TRUYỀN" hay "PHÒNG TRÁNH LÂY NHIỄM QUA ĐƯỜNG MÁU VÀ DỊCH SINH ...
Lời cảm ơn - CHƯƠNG TRÌNH OFFLINE HỘI CHỦ SPA VIỆT NAM
Vậy là chương trình OFFLINE GROUP HỘI CHỦ SPA VIỆT NAM Tại Đầu Cầu HÀ NỘI đã kết thúc trong sự ...
CHƯƠNG TRÌNH OFFLINE HỘI CHỦ SPA VIỆT NAM - Kiến Tạo chủ Spa Thông Minh
Với chủ đề "Hành Trình Thành Công"
Nếu như tại chương trình offline trước với ý nghĩa là Gặp Mặt - Kết ...
Bài viết nổi bật
Xử Lý Tai Biến Khi Tiêm Meso
Bài viết dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của Bác sĩ Tiến, mọi người tham khảo nhé!