Đừng phí tiền cho mấy tờ chứng chỉ liên quan đến tiêm truyền
Nếu bạn nghĩ rằng với cái "CHỨNG CHỈ TIÊM TRUYỀN" hay "PHÒNG TRÁNH LÂY NHIỄM QUA ĐƯỜNG MÁU VÀ DỊCH SINH HỌC" đủ điều kiện để cho bạn được phép làm các thủ thuật xâm lấn, tiêm truyền tại cơ sở Spa thì nhầm rồi.
Tiền Mất tật mang khi mua chứng chỉ Tiêm Truyền trong kinh doanh Spa
Nếu bạn nghĩ dùng mấy cái CHỨNG CHỈ dạng đó để trình cơ quan chức năng khi họ kiểm tra với hy vọng nhờ nó mình sẽ không bị phạt thì bạn sai rồi.
Với cơ quan chức năng nó chỉ là 1 tờ giấy vụn không hơn không kém!
1 Quy định vể người được phép tiêm, truyền.
Người được phép tiêm truyền phải là cán bộ y tế, ít nhất có bằng y tá sơ cấp và phải có "Chứng chỉ hành nghề" (chú ý phải có nhé), để có "Chứng chỉ hành nghề" với bậc y tá, điều dưỡng thì bạn phải thực hành 9 tháng tại cơ sở Khám bệnh, chữa bệnh được cấp phép hoạt động và "Chứng chỉ hành nghề" này là do Sở y tế hoặc Bộ y tế cấp (theo khoản 1 điều 24 Luật khám chữa bệnh).
Và kể cả khi bạn đã có chứng chỉ hành nghề, bạn vẫn không được phép tiêm truyền, xâm lấn tại Spa của các bạn, vì bạn chỉ được tiêm truyền, xâm lấn ở các cơ sở được cấp giấy phép hoạt động về hành nghề y tế (Cái này là phải do Sở y tế cấp giấy phép hoạt động).
2. Cấp giấy phép kinh doanh cho cơ sở Spa
Theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành nghề kinh doanh thì các mã ngành đăng ký kinh doanh liên quan đến dịch vụ chăm sóc sắc đẹp (Spa) bao gồm:
9610: Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự (trừ hoạt động thể thao). Chi tiết nhóm này gồm: Dịch vụ tắm hơi, massage, tắm nắng, thẩm mỹ không dùng phẫu thuật (đánh mỡ bụng, làm thon thả thân hình…);
9631: Cắt tóc, làm đầu, gội đầu. Chi tiết nhóm này gồm:
– Cắt tóc, gội đầu, uốn, sấy, nhuộm tóc, duỗi thẳng, ép tóc và các dịch vụ làm tóc khác phục vụ cả nam và nữ; phun thêu thẩm mỹ chân mày, mắt môi
– Cắt, tỉa và cạo râu;
– Massage mặt, làm móng chân, móng tay, trang điểm…
Loại trừ: Làm tóc giả được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu).
Do vậy, theo quy định pháp lý nêu trên, Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp (Spa) là hoạt động chăm sóc sắc đẹp không gây chảy máu, không thực hiện phẫu thuật trên cơ thể con người giống như bệnh viện hay thẩm mỹ viện.
Thứ 3: Điều 37 - Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định về cấp phép hoạt động có nội dung như sau:
Điều 37. Điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ thẩm mỹ
3. Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ được phép.
Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ chỉ được thực hiện các hoạt động xăm, phun, thêu trên da, không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Cơ sở vật chất:
- Có địa điểm cố định;
- Bảo đảm các điều kiện vệ sinh.
b) Thiết bị:
Có đủ thiết bị, dụng cụ, vật tư phù hợp với phạm vi hoạt động của cơ sở và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
c) Nhân sự:
Người thực hiện xăm, phun, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề về phun, xăm, thêu trên da do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp.
Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không thuộc loại hình phải có giấy phép hoạt độngd)
Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không thuộc loại hình phải có giấy phép hoạt động nhưng phải có văn bản thông báo đủ điều kiện quy định tại điểm a, b và c khoản này gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở để quản lý trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày. Văn bản thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Quy định hoạt động xâm lấn, sử dụng thuốc vào cơ thể người.
Các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
CÁC BẠN ĐỌC KỸ KHOẢN 2 - ĐIỀU 37 nhé, mọi hoạt động xâm lấn đều không được thực hiện tại Spa.
Chính vì vậy, nếu ai đó mồi chài các bạn học các chứng chỉ về y tá sơ cấp, về Tiêm truyền, chứng nhận phòng chống lây nhiễm qua đường máu và dịch sinh học và nói rằng có cái đó bạn sẽ được tiềm truyền, xâm lấn tại cơ sở Spa của bạn thì đừng. Vì mấy tờ giấy vụn đó không giúp gì cho các bạn cả. Dù có nó thì khi các cơ quan chức năng kiểm tra, nếu phát hiện các bạn làm các việc xâm lấn, gây chảy máu, tiêm truyền thì các bạn vẫn bị xử phạt theo quy định thậm chí bị bắt đóng cửa dừng hoạt động.
Trên đây là cảnh báo về những nội dung, quy định cho các thẩm mỹ viện, Spa có sử dụng Tiêm truyền và là kinh nghiệm cho các chủ Spa khi muốn có cấp phép, chứng chỉ hành nghề.
Mọi thông tin cần hỗ trợ giải đáp thắc mắc bạn vui lòng chat ngay với BQT để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất hoặc có thể tìm hiểu trực tiếp các quy định luật pháp để có định hướng trên con đường mình chọn.
Theo: BS Lương Tiến - Mod Hội Chủ Spa Việt Nam